Vô thường là gì? Có phải chết là hết không?

Để tâm được thanh tịnh, an nhiên tự tại bạn phải hiểu vô thường là gì để đạt được trạng thái buông bỏ, giải thoát và cao hơn nữa là đạt đến cảnh giới niết bàn.

Nội dung: [ Ẩn/Hiện ]

    Vô Thường là gì?

    Theo giáo lý nhà phật thì "vô thường" là sự lưu chuyển liên tục, mọi sự vật luôn luôn thay đổi không có gì thường trụ bất biến. Vô thường là chân lý hiển nhiên hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng giây xảy ra xung quanh ta.

    Bất cứ một hiện tượng nào trên đời đều phải trải qua 4 thời kỳ "thành, trụ, dị, diệt" hay "thành, trụ, hoại, không". Sinh là nảy sinh, trụ là tồn tại phát triển trong một thời gian, dị là biến đổi, diệt là tiêu mất.

    Mùa Xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, đơm bông kết trái, tồn tại qua mùa hè nắng chói chang, thu sang thì héo tàn, đông đến thì rụng lá. Tất cả mọi sự vật trong trời đất đều phải trải qua 4 thời kỳ biến đổi như thế.

    Thân thể vô thường

    Cơ thể con người cũng là vô thường, đều phải trải qua quá trình "sinh, lão, bệnh tử" tương ứng với 4 chu kì "thành, trụ, hoại, không". Chúng ta không thể chống lại sự luân chuyển này mà chỉ có thể làm chậm hoặc kéo dài ra mà thôi.

    Chúng ta thường coi thân thể là của mình nên muốn níu giữ, sợ nó bệnh, sợ già và sợ chết nhưng thực sự nếu không chấp nhận cái chết là vô thường thì ta cũng không nên chấp nhận mình sinh ra trên đời. Phải có diệt mới có sinh, có sinh phải có diệt.

    Cơ thể bạn lúc gầy lúc béo, tóc bạn khi ngắn khi dài, hồi trẻ da mịn màng căng bóng về già thì nhăn nheo xấu xí... hình hài nào mới là của bạn. Sự vô thường tồn tại bất cứ ở dạng thức nào. Đức phật cũng phải già và chết thì bạn làm sao có thể níu giữ được cuộc sống này.

    Tâm vô thường

    Bạn sẽ bất ngờ với thông tin này. Mỗi ngày trôi qua trung bình một người có hơn 60.000 suy nghĩ khởi lên, một con số thực sự khủng khiếp. Ngay sau khi một ý nghĩ qua đi, ngay lập tức sẽ có một ý nghĩ khác xuất hiện.

    Sự sinh diệt trong tâm diễn ra liên tục, nối tiếp không kẽ hở. Tâm trạng bạn thay đổi liên tục, sáng nắng chiều mưa trưa ẩm ướt, niềm vui nỗi buồn, sự giận giữ... cứ đan xen thành một vòng tròn không có điểm kết thúc.

    Bạn luôn cho rằng mình có 1 cái tôi (bản ngã) nhưng trong những dòng ý thức đó cái nào mới là của bạn. Cùng là một người nay bạn yêu, mai bạn ghét ngay được. Sáng đi làm tâm trạng vui vẻ, tối về mệt mỏi âu sầu, trạng thái nào mới là của bạn. Mỗi dòng ý thức khi bạn coi nó là của mình thì nó đã là quá khứ, nó chết ngay sau khi bạn chuyển sang dòng suy nghĩ khác rồi, đâu còn là của mình nữa.

    Hoàn cảnh vô thường

    Không chỉ thân tâm, những thứ bên trong ta vô thường mà hoàn cảnh, những gì bên ngoài ta cũng là vô thường. Cái nhà, cái xe, cành cây, ngọn cỏ đều vô thường biến đổi không ngừng, chẳng cái gì tồn tại mãi. Chúng hợp nhau bởi nhân duyên và hết duyên thì tan rã.

    Nếu bạn chấp thủ coi vật chất là sở hữu của mình thì khi con bạn làm xước cái xe bạn sẽ tức giận mà đánh mắng nó, ngân hàng đến xiết cái nhà bạn sẽ đau khổ dằn vặt. Bạn không nhận ra, chỉ cần mình ngừng thở thôi thì chẳng cái gì còn là của mình nữa cả.

    Bố mẹ chúng ta cũng không tránh khỏi quy luật này, rồi họ cũng phải già và chết đi, con cái chúng ta đến lúc cũng phải khôn lớn và rời xa ta. Nhưng vì không chấp nhận vạn vật đều là vô thường bạn sẽ đau khổ mỗi khi người thân rời bỏ ta đi.

    Vô Thường

    Chết có phải là hết không?

    Trên cơ thể con người, mỗi phút trôi qua có hàng tỷ tế bào chết đi và cũng hàng tỷ tế bào được sinh ra. Một ý nghĩ vừa qua đi thì ngay lập tức một ý nghĩ khác xuất hiện. Sự sinh diệt nối tiếp nhau không ngừng.

    Có thể nói chết để mà sống, sống để mà chết. Các tế bào hư hoại để đổi mới và như thế con người đâu chỉ có một thân mà có vô lượng thân nối tiếp nhau không có chỗ hở. Thân trước làm nhân cho thân sau, và thân sau là quả của thân trước và cũng là nhân cho thân sau nữa.

    Sự biến đổi của con người là liên miên bất tận, sanh sanh tử tử không biết đâu là khởi điểm như trên một vòng tròng . Theo đức Phật, trong một ngày thân ta đổi thay thay đổi, chết đi sống lại 6.400.099.980 lần.

    Như vậy theo chân lý vô thường thì chết chưa phải là hết mà cái chết chỉ là khởi đầu cho một kiếp sống tiếp theo mà chúng ta gọi là luân hồi. Nhưng tại sao lại có luân hồi, chuyển kiếp chúng ta sẽ bàn trong một bài viết khác.

    Áp dụng chân lý vô thường vào đời sống và sự tu tập

    Sở dĩ con người đau khổ vì nhận thức sai lầm, coi sự vật luôn thường trụ, bất biến, quan niệm rằng chết là hết nên mới đi tìm những ảo giác, tận hưởng sự truy hoan sa đọa, thỏa mãn dục vọng điên cuồng và phải chịu nghiệp báo và chìm trong bể khổ của vòng luân hồi.

    Sự vô thường như dòng nước chảy. Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông, nước sông mà bạn tắm ngày hôm nay, ngày mai nó không còn là nước sông cũ. Một ngôi sao mà bạn nhìn thấy thì đó là ngôi sao không còn tồn tại, chỉ là ánh sáng của quá khứ vì đường đi của ánh sáng là cả triệu năm, tỷ năm.

    Nắm được chân lý vô thường chúng ta sẽ đi vào con đường giác ngộ. Chúng ta sẽ hiểu nhờ có vô thường đời sống mới hiện hữu. Nếu không vô thường thì bạn mãi là một đứa trẻ không thể lớn lên, trưởng thành, già và chết đi... mà khoan...thực ra nếu không vô thường thì bạn làm gì sinh ra ở trên đời này.

    Khi thấy biết mọi sự vật là vô thường, bạn sẽ để nó đến và đi với sự an nhiên, bình thản. Bạn sẽ không đau khổ nếu người thân rời xa mình, bạn sẽ không tìm mọi cách giữ con cái mãi ở bên, bạn sẽ không tìm cách giữ lại cái nhà, cái xe, chiếc điện thoại đẹp...và cả cái thân này. Bạn tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống, để niềm vui, nỗi buồn đến và đi không níu giữ.

    Sản phẩm nổi bật

    Tin liên quan

    Nhân quả là gì? Luật nhân quả có thật hay không?

    Hàng ngày, chúng sinh vẫn tặc lưỡi, nhắm mắt làm điều xấu miễn là có lợi cho mình vì cho rằng luật nhân quả không tồn tại, do họ thấy người làm ác không bị báo ứng. Đây là quan niệm cực kỳ sai lầm đến khi nghiệp trổ thì phải chịu đau đớn, khổ não mà không có cách nào hóa giải.

    Ngũ Uẩn: Sắc Thọ Tưởng Hành Thức là gì?

    Ngũ uẩn giải thích rằng con người và sự vật tồn tại không có có gì cố định, bất biến mà luôn luôn thay đổi, lưu chuyển và phụ thuộc lẫn nhau. Sự chấp thủ vào ngũ uẩn là nguyên nhân dẫn đến khổ đau.

    Vô ngã là gì? Có phải vô ngã là tinh hoa của phật giáo?

    Rất nhiều quan điểm cho rằng vô ngã là tinh hoa của phật giáo? Điều này có đúng hay không, áp dụng vào đời sống như thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

    Từ Bi Hỷ Xả là gì? Ý nghĩa của tứ vô lượng tâm

    Từ Bi Hỷ Xả mọi người đã nghe nhiều trong đời sống cũng như trên phương tiện truyền thông nhưng phần lớn chỉ hiểu một cách sơ sài, chưa hiểu đến tầng nghĩa thâm sâu nhất.

    Niệm Chú Đại Bi tai qua nạn khỏi, hóa hung thành cát

    Bất cứ ai gặp trắc trở, đau khổ trong cuộc sống nếu thành tâm trì tụng thần chú đại bi đều sẽ vượt qua thử thách một cách bình an, chuyển hung thành cát.

    © 2024 toithich.vn. All Rights Reserved.