Nhân quả là gì? Luật nhân quả có thật hay không?
Nội dung: [ Ẩn/Hiện ]
Nhân quả là gì?
Giải thích dễ hiểu theo ngôn ngữ đời sống thì nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Nhân quả là mối quan hệ nguyên nhân đưa đến kết quả tương ứng.
Theo triết lý phật giáo thì "nhân" là hạt giống mà chúng ta gieo, "quả" là trái mà chúng ta thu hoạch được. "Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu". Gieo hạt nào sẽ cho trái nấy, trồng dưa không thể ra trái đậu, bạn gieo nhân ác thì phải nhận lại sự đau khổ không thể làm ác mà có thể sống hạnh phúc.
Những kẻ ăn trộm, ăn cắp nếu bị người dân bắt sẽ bị đánh đập, bị công An bắt sẽ phải đi tù. Nếu có trót lọt thì cũng luôn luôn sống trong trạng thái lo lắng, bất an... và rồi cũng sẽ đến ngày bị bắt vì thoát được 1 lần sẽ có lần thứ 2, lần thứ n.
Gieo gió gặt bão, bạn làm điều xấu cho dù bạn không bị pháp luật, công lý chừng phạt thì bạn cũng phải nhận bản án lương tâm và phải chịu sự khinh rẻ của người đời.
Quá trình đi từ nhân đến quả
Thực ra nói nhân quả là chưa đủ, trong quá trình từ nhân đến quả còn thiếu một chữ "duyên". Nhân phải có duyên thì mới hội đầy đủ các yếu tố để tạo ra quả. Trong quá trình trồng dưa người nông dân phải bón phân, tưới nước, tỉa lá, bắt sâu thì mới ra trái được.
Thời gian đi từ nhân đến quả phụ thuộc vào "duyên". Nếu người chăm sóc Dưa tốt, đúng quy trình, thời tiết thuận lợi khí hậu ôn hòa thì thời gian thu hoạch trái chỉ mất 2 tháng nhưng nếu chăm sóc không tốt, khí hậu khắc nghiệt, mưa đá, nắng nóng bất thường.... thì thời gian thu hoạch lâu hơn, thậm chí không ra được quả.
Điều này giải thích, một người làm ác nhưng chưa phải trả quả ngay trong đời này là do họ gặp người tốt hoặc một vị minh sư khuyên nhủ họ hồi tâm hướng thiện, khiến quả xấu chưa trổ ngay mà có thể đến kiếp sau, kiếp sau nữa mới khi nhân ác họ trỗi dậy thì lúc đó mới phải trả quả.
Những suy nghĩ tốt, những người bạn tốt là duyên lành. Ngược lại những suy nghĩ xấu, những hành động xấu chính là duyên ác.
Nhân quả có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong nhân có quả và trong quả đã hàm chứa nhân. Nhìn vào trái Dưa ta biết nó được đuợc gieo từ nhân là hạt Dưa, hạt Dưa lại được lấy từ trái Dưa trước đó, mối quan hệ nhân quả cứ nối tiếp như vậy.
Từ triết lý nhân quả ta thấy một người đời này sống nhiều khổ đau, gặp nhiều tai ương vận hạn ta biết rằng trước đó họ làm nhiều điều xấu ác. Tương tự thấy một người siêng năng, khiêm tốn, có tình thương, sự bao dung và sẻ chia ta biết rằng tương lai họ sẽ là người sống hạnh phúc.
Có mấy loại nhân quả
Dựa vào yếu tố thời gia ta có thể chia ra làm 3 loại nhân quả
-
Nhân quả hiện báo: Tạo nhân sẽ có quả ngay trong đời này
-
Nhân quả sanh báo: Tạo nhân trong đời này, đời sau mới nhận quả
-
Nhân quả hậu báo: Tạo nhân đời này, nhiều đời sau mới nhận quả
Tại sao làm ác mà không bị báo ứng? Luật nhân quả có thật hay không?
Rất nhiều người tỏ ra không phục luật nhân quả khi thấy mấy quan lại từ lớn đến nhỏ, tham nhũng của dân hàng nghìn tỷ mà vẫn sống giàu sang sung sướng, những người chuyên đi lừa lọc để kiếm tiền bất chính vẫn đang súng sính trong nhung lụa, kẻ ác vẫn ngang nhiên lộng hành ngoài xã hội.
Quan niệm này có nhiều cái sai cơ bản vì luật nhân quả vận hành không bao giờ sai cả. Những gì bạn nhìn thấy chỉ là bề nổi, khi bạn gieo nhân thì bạn đã gặt quả luôn rồi. Ví dụ bạn mạt xát, chửi rủa một ai đó thì đầu bạn đã nóng rực, nhiệt não tăng mạnh, trong tâm bạn xuất hiện cảm giác khó chịu, ức chế, không thoải mái.
Chính những cảm xúc tiêu cực, ngay khi phát ra nó tạo ra chất độc trong cơ thể và từ từ ngấm dần, tích lũy theo thời gian, đến lúc nó sẽ tạo ra những căn bệnh mà bạn sẽ gặp phải sau này. Đó là lý do những người lo lắng, tức giận, suy nghĩ quá nhiều dễ bị tiền đình, đau dạ dày, ung thư....
Luật nhân quả cũng rất công bằng, người ta thường nói đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Nếu bạn đã từng làm ác nhưng kịp hồi tâm chuyển ý thì luật nhân quả sẽ cho bạn cơ hội sửa sai tùy theo mức độ nặng nhẹ, luật nhân quả sẽ dãn thời gian thi hành án lại cho bạn. Nhưng tới một kiếp nào đó bạn lại trở thành người xấu ác thì luật nhân quả sẽ đến và chừng phạt bạn.
Điều này lý giải vì sao người hiền lành lại hay bị áp bức, hay phải gặp chuyện oan gia, chỉ vì nghiệp của họ quá sâu dày thì buộc phải trả quả thôi, không thể trì hoãn. Rất nhiều trường hợp chết bất thình lình, chết đột quỵ, chết không rõ nguyên nhân, hoặc tự nhiên đi đúng luật giao thông bị tông trúng... thì đó là thời điểm mà "duyên hội tụ" họ phải trả quả từ những nhân xấu ác của mình.
Luật nhân quả còn cho biết, không điều gì xảy đến với mình là tự nhiên cả. Không phải mà ngẫu nhiên bạn bị ai đó lừa đảo cả một đống tiền, đó là kiếp trước bạn đã lừa hoặc lấy của người ta thứ gì đó.
Nếu kiếp này mình lừa tiền ai đó, kiếp sau bạn tái sinh nhưng người kia chưa tái sinh thì chưa thể đòi nợ nhau được. Để gặp nhau trả nghiệp thì cần phải có chữ duyên: Tái sinh cùng một kiếp sống, gặp nhau tại một thời điểm nào đó...
Tin vào nhân quả và hãy tự thắp đuốc lên mà đi
Bạn có quyền nghi vấn về luật nhân quả, đặt ra câu hỏi, đó là việc làm đúng đắn. Đức phật cũng khuyên các đệ tử như vậy, ngay cả lời của đức Thế Tôn cũng đừng vội nghe theo, người có trí tuệ chớ tin mù quáng, hãy thực hành và kiểm tự kiểm chứng. Chỉ tin nếu những điều phật dạy giúp ích cho bản thân mình và những người xung quanh.
Ta có thể chiêm nghiệm lại từ đời sống của chính mình hoặc những người quanh ta, người giàu có hạnh phúc họ sống thế nào, cách hành xử đi đứng nói năng ra sao. Người nghèo khổ họ suy nghĩ và làm những việc gì mà tạo nên nghiệp quả xấu như vậy.
Chúng ta đừng nhìn từ bên ngoài rồi vội vã kết luận. Những người làm ác ta có thể vẫn thấy họ sống hạnh phúc, đủ đầy nhưng ta đâu có trong nội tâm họ mà biết họ gặp phải chuyện gì, giằng xé ra sao, ta không ở cùng họ nên cũng không biết trong gia đình họ có thực sự hạnh phúc không.
Hãy cứ sống theo chánh pháp, chính nghĩa mà đừng bận tâm người khác có phải trả nghiệp hay không. Khi ta gieo nhân lành thì quả trước mắt nhận được là cái tâm của ta luôn được thoải mái, an nhàn, không phải suốt ngày lo bắt bớ, đối phó, nịnh bợ người này, cung phụng kẻ kia. Cứ sống thiện rồi những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn.
Kinh Nhân Quả ba đời
Những người chửi mắng mẹ cha
Chết xuống âm phủ phải sa vạc dầu
Những người bầu bạn lừa nhau
Báo oán gặp phải cụt đầu mất chân
Những người ăn của bần dân
Chết xuống âm phủ người âm vẫn đòi
Những người ăn chơi dạc dài
Kiếp này, kiếp nữa là loài súc sinh
Những người đanh đá điêu toa
Nước đồng đổ miệng, máu ra đầy mồm
Những người chửi rủa sa môn
Thánh thần phỉ báng - méo mồm gãy răng
Phật truyền nhân quả chư kinh
Đọc để suy ngẫm sửa mình, tu thân.
Tin liên quan
Tại sao luận số điện thoại lại chuẩn hơn xem bói?
Không cần phải xem bói, chính số điện thoại sẽ tiết lộ một phần vận mệnh của bạn: Bạn giàu hay nghèo, sống có hạnh phúc không và sẽ gặp phải những vấn đề gì trong cuộc sống. Tại sao lại như vậy?
Những đuôi số điện thoại cực xấu phải bỏ để tránh tai họa
Nếu số điện thoại của bạn có những tổ hợp số sau đây, đặc biệt ở vị trí đuôi số thì cần phải bỏ ngay để tránh những tai họa bất ngờ
Tại sao cá cược bóng đá chắc chắn thua?
Theo thống kê từ các nguồn tin chính thống, có tới 93% người chơi cá cược bóng đá thua. Tại sao lại có con số này, cơ hội cá độ thắng là bao nhiêu %?
Ngũ Uẩn: Sắc Thọ Tưởng Hành Thức là gì?
Ngũ uẩn giải thích rằng con người và sự vật tồn tại không có có gì cố định, bất biến mà luôn luôn thay đổi, lưu chuyển và phụ thuộc lẫn nhau. Sự chấp thủ vào ngũ uẩn là nguyên nhân dẫn đến khổ đau.
Vô ngã là gì? Có phải vô ngã là tinh hoa của phật giáo?
Rất nhiều quan điểm cho rằng vô ngã là tinh hoa của phật giáo? Điều này có đúng hay không, áp dụng vào đời sống như thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Vô thường là gì? Có phải chết là hết không?
Để tâm được thanh tịnh, an nhiên tự tại bạn phải hiểu vô thường là gì để đạt được trạng thái buông bỏ, giải thoát và cao hơn nữa là đạt đến cảnh giới niết bàn.