Vô ngã là gì? Có phải vô ngã là tinh hoa của phật giáo?

Rất nhiều quan điểm cho rằng vô ngã là tinh hoa của phật giáo? Điều này có đúng hay không, áp dụng vào đời sống như thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nội dung: [ Ẩn/Hiện ]

    BẢN NGÃ

    Con người từ trước tới nay luôn đề cao cái tôi của mình hay còn gọi là bản ngã theo cách gọi của đạo phật, cái tôi của con người to đến mức lớn tiếng tuyên bố "chết vinh còn hơn sống nhục", sẵn sàng dìm người khác xuống vì không muốn người khác giỏi hơn mình, giàu có hơn mình.

    Ngay cả cha mẹ là người mang nặng đẻ đau sinh ra chúng ta, nuôi chúng ta lớn vậy mà chúng ta vẫn coi cơ thể này là "của ta". Kì lạ ở chỗ, đến khi sinh con đẻ cái ta lại mặc định coi chúng như "của mình" bắt chúng phải luôn ở bên ta, yêu quý ta, làm những việc ta muốn. Nếu những đưa con làm trái, hoặc đi ngược với ý chí của cha mẹ, ta sẽ đau khổ. Chúng ta ích kỉ đến mức luôn muốn mọi việc thuận theo ý mình.

    Thực tế, cái mà con người thường cho là bản ngã chính là nghiệp được kế thừa từ vô lượng kiếp. Sang kiếp này chúng được bồi đắp thêm nhân duyên bằng sự dạy dỗ của gia đình, nhà trường, từ sách báo, trải nghiệm... Từ đó hình thành tính cách, sở thích, thói quen và có quan điểm khác nhau giữa người này và người kia. Những nhận thức này hoàn toàn có thể thay đổi nếu ta hiểu biết, thấy rõ về cái ngã.

    Vì chấp ngã nên ta thường cho rằng ý kiến của mình là đúng, người khác là sai, ta luôn bảo vệ cái được cho là "của ta". Ta không có cái nhìn khách quan, thấu hiểu tận cùng sự vật, ta không bao giờ thử đặt mình ở hoàn cảnh người khác xem họ nghĩ gì. Ta sẽ nổi nóng khi bị xúc phạm, ta thường tự ái mất bình tĩnh khi người khác phản đối lại ý kiến của mình....

    Nhưng Đức Phật lại nói rằng cơ thể ta được hình thành nên nhờ nhân duyên vũ trụ mang tới, từ nước, muối, kim loại, da thịt, xương, máu. Ta sống nhờ có đất, nước, không khí... cơ thể ta hít vào khí OXY thì là của ta nhưng khi ta thở ra CO2 cây cối hít vào thì lại trở thành của cây cối. Khi ta chết những thứ trên cơ thể ta phân tách ra và như vậy thì không còn cái gì là của ta nữa cả, tất cả lại trả về vũ trụ.

    Hãy tự soi mình vào gương, bạn sẽ nhận ra thân bạn khi béo khi gầy, khi thấp khi cao, lúc tóc đen, lúc tóc bạc, lúc đau khổ lúc mừng vui... vậy thân nào mới là của bạn. Mỗi khi thân bạn mệt mỏi nó đòi đi ngủ, khi nó khát nó đòi uồng nước, khi nó đói nó đòi ăn... thân luôn đòi hỏi sự thoải mái mà không bao giờ dừng lại. Vậy thân này có phải của bạn không? Nếu là của bạn thì bạn phải làm chủ được nó chứ.

    Bản ngã cũng vậy, không phải là không có mà là không có thật như bạn thấy, không phải của ta như ta vẫn nghĩ. Cơn giận không phải của ta mà nó tự đến và tự đi ta không cần níu giữ. Ta yêu vợ, thương con nhưng đừng coi họ là của mình, đừng bắt họ làm những gì mình muốn, tình yêu là sự cho đi không cần đáp lại.

    Vô ngã

    VÍ DỤ VỀ BẢN NGÃ

    Một bông hoa ta thấy nó đẹp nhưng người khác thấy bình thường, người ta cũng có thể gọi bông Hoa là một cái tên khác nhưng ta thì luôn bảo vệ quan điểm rằng nó là bông Hoa và nó đẹp. Thực tế bông Hoa có thể đẹp, có thể không đẹp tùy theo lăng kính của mỗi người và cái tên là để phân biệt với những sự vật khác mà thôi. Nếu ta cứ khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình sẽ dẫn đến cãi vã, chọc giận nhau.

    Khi sinh ra cha mẹ ta nuôi một con vật được gọi là con Chó vì từ trước đó cha mẹ ta cũng được dạy rằng đó là con chó, khi ta đi học thầy cô cũng dạy rằng đó là con Chó vì thế ta cũng luôn cho rằng đó là con Chó nhưng nếu có một người bảo nó là con Trâu lập tức bạn phản bác và tìm mọi lý lẽ bảo vệ quan điểm của mình. Thực tế, vẫn là con vật đó nếu ban đầu người ta gọi nó là con Trâu thì nó sẽ lại là con Trâu mà thôi.

    Ta sẽ luôn mắc kẹt bởi định kiến của mình nếu không nhìn thấu triệt vấn đề. Thời ấu thơ bạn thích xem phim hoạt hình nhưng lớn lên bạn thích phim xem kiếm hệp, già lại thích xem cải lương...vậy thì đâu mới là bản ngã của bạn. Tất cả chỉ là thói quen hình thành từ những môi trường khác nhau, nó có thể thay đổi theo hoàn cảnh, không có gì là của ta cả. Nếu ta cứ chấp ngã, bảo vệ những gì ta thấy biết thì đó chính là khổ. Cái thấy biết của ta khác với cái thấy biết của người, đức phật gọi đó là nhân duyên, nhân khác nhau hợp với duyên khác nhau tạo thành quả khác nhau.

    VÔ NGÃ LÀ GÌ?

    Vô ngã là bản ngã không có thật. Đức Phật cho rằng tâm của chúng ta đồng với bản thể vũ trụ, không có gì là riêng của ta với của người. Đó là tâm bình đẳng, không phân biệt yêu ghét, đẹp xấu...trong đạo phật gọi đó là PHẬT TÁNH. Sở dĩ chúng sinh tự cho mình có cái tôi là do bị vô minh che lấp, chúng ta bị tâm si lấn át nên mới không nhìn thấy bản thể của sự vật. Tự cho mình có bản ngã nên mới sinh ra tâm phân biệt, đó chính là nguồn gốc của mê lầm, đau khổ.

    VÔ NGÃ - TINH HOA CỦA ĐẠO PHẬT

    Sau khi hiểu được khái niệm vô ngã mang chân lý này áp dụng vào đời sống tu tập bạn sẽ trút bỏ được ngàn ghánh nặng bước vào ngã rẽ lớn của cuộc đời, đi theo con đường của sự giác ngộ, an nhiên, tự tại. Bạn sẽ không có tâm phân biệt, yêu người này ghét người kia, không còn bài xích quan điểm của người khác để cố chấp bảo vệ quan điểm của mình tránh được cãi vã, sự giận hờn, ghanh ghét, đố kị.

    Vô ngã sẽ giúp bạn đoạn trừ vô minh, phá mê khai ngộ. Mọi sự vật đều vô thường, đến rồi đi ta không nên bám chấp vào đó. Khi ai đó làm ta buồn, giận, đau khổ ta sẽ coi mình như dòng nước trôi qua mọi vật cản mà không giữ lại những cảm xúc đó. Quả thực chỉ cần hiểu được vô ngã thôi là bạn đã bước đi được một quãng đường dài trong quá trình đi đến sự giác ngộ, thoát khỏi khổ đau mà đức phật đã dạy.

    Sản phẩm nổi bật

    Tin liên quan

    Nhân quả là gì? Luật nhân quả có thật hay không?

    Hàng ngày, chúng sinh vẫn tặc lưỡi, nhắm mắt làm điều xấu miễn là có lợi cho mình vì cho rằng luật nhân quả không tồn tại, do họ thấy người làm ác không bị báo ứng. Đây là quan niệm cực kỳ sai lầm đến khi nghiệp trổ thì phải chịu đau đớn, khổ não mà không có cách nào hóa giải.

    Ngũ Uẩn: Sắc Thọ Tưởng Hành Thức là gì?

    Ngũ uẩn giải thích rằng con người và sự vật tồn tại không có có gì cố định, bất biến mà luôn luôn thay đổi, lưu chuyển và phụ thuộc lẫn nhau. Sự chấp thủ vào ngũ uẩn là nguyên nhân dẫn đến khổ đau.

    Vô thường là gì? Có phải chết là hết không?

    Để tâm được thanh tịnh, an nhiên tự tại bạn phải hiểu vô thường là gì để đạt được trạng thái buông bỏ, giải thoát và cao hơn nữa là đạt đến cảnh giới niết bàn.

    Từ Bi Hỷ Xả là gì? Ý nghĩa của tứ vô lượng tâm

    Từ Bi Hỷ Xả mọi người đã nghe nhiều trong đời sống cũng như trên phương tiện truyền thông nhưng phần lớn chỉ hiểu một cách sơ sài, chưa hiểu đến tầng nghĩa thâm sâu nhất.

    Niệm Chú Đại Bi tai qua nạn khỏi, hóa hung thành cát

    Bất cứ ai gặp trắc trở, đau khổ trong cuộc sống nếu thành tâm trì tụng thần chú đại bi đều sẽ vượt qua thử thách một cách bình an, chuyển hung thành cát.

    © 2024 toithich.vn. All Rights Reserved.