Niệm Chú Đại Bi tai qua nạn khỏi, hóa hung thành cát
Nội dung: [ Ẩn/Hiện ]
Trong cuộc đời mỗi con người đều gặp phải những tai ương, bệnh tật và ít nhiều đều phải chịu sự buồn khổ. Đó chính là sự chi phối của nghiệp lực từ vô lượng kiếp. Nếu những kiếp trước bạn gieo nghiệp thiện thì bạn sẽ tạo ra phước báu và kiếp này bạn sẽ được hưởng phước đó, còn nếu kiếp trước bạn tạo nghiệp ác thì kiếp này bạn sẽ phải trả nghiệp. Đời có vay có trả đó là quy luật.
Những tai ương, vận hạn mà bạn gặp phải đều là do nhân bạn đã gieo ở kiếp này hoặc kiếp trước. Đó là do những oan gia trái chủ đến đòi nợ bạn. Bạn làm hại ai đó mà kiếp này bạn chưa phải trả thì đến kiếp sau bạn sẽ phải trả. Triết lý nhân quả của đạo phật đã giải thích được tại sao có người cả đời làm ác cũng không bị trừng trị, có người dù sống rất tốt nhưng tai ương cứ ập đến. Tất nhiên, khi bạn tiêu hết phước ngay lập tức bạn sẽ trả giá. Tương tự, những người trả hết nghiệp sẽ thoát khỏi khổ đau.
Chính vì con người vốn vô minh, thiếu hiểu biết nên Bồ Tát Quan Thế Âm mới xuất hiện và mở một con đường giúp đỡ chúng sinh thoát khỏi nghiệp lực. Chúng sinh nếu biết và Tụng chú đại bi, uy lực của Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ giúp phật tử giữ tâm thanh tịnh bồ đề, tiêu trừ nghiệp ác, vượt qua hiểm nghèo, bình tâm tự tại, hóa hung thành cát. Trong bài chú có tên vua của các loài quỷ thần nên phàm tiểu quỷ nghe đến tên này thì không dám làm bậy và phải tôn trọng phép tắc. Chú Đại Bị như khẩu lệnh trong quân đội, nếu vi phạm ắt sẽ bị trừng trị. Chú có thể âm thầm tiêu trừ nghiệp tội mà chính mình không hay biết. Chú là ngôn ngữ bí mật của chư phật, chỉ có phật mới hiểu mà thôi.
Sau đây là nội dung bài Chú Đại Bi vi diệu của Quán Thế Âm Bồ Tát!
Thần Chú Đại Bi
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần )
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni
1. Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da
2. Nam Mô A Rị Da
3. Bà Lô Yết Đế Thước Bát Ra Da
4. Bồ Đề Tát Đỏa Bà Da (đoạn 1)
5. Ma Ha Tát Đỏa Bà Da
6. Ma Ha Ca Lô Ni Ca Da
7. Án
8. Tát Bàn Ra Phạt Duệ
9. Số Đát Na Đát Tỏa
10. Nam Mô Tất Kiết Lật Đỏa Y Mông A Rị Da
11. Bà Lô Yết Đế Thất Phật Ra Lăng Đà Bà (đoạn 2)
12. Nam Mô Na Ra Cẩn Trì
13. Hê Rị Ma Ha Bàn Đa Sa Mế
14. Tát Bà A Tha Đậu Du Bằng
15. A Thệ Dựng
16. Tát Bà Tát Đa Na Ma Bà Già
17. Ma Phạt Đạt Đậu
18. Đát Điệt Tha
19. Án A Bà Lô Hê
20. Lô Ca Đế
21. Ca Ra Đế (đoạn 3)
22. Di Hê Rị
23. Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa
24. Tát Bà Tát Bà
25. Ma Ra Ma Ra
26. Ma Hê Ma Hê Rị Đà Dựng
27. Cu Lô Cu Lô Yết Mông
28. Độ Lô Độ Lô Phạt Xà Da Đế
29. Ma Ha Phạt Xà Da Đế (đoạn 4)
30. Đà Ra Đà Ra
31. Địa Rị Ni
32. Thất Phật Ra Da
33. Giá Ra Giá Ra
34. Mạ Mạ Phạt Ma Ra
35. Mục Đế Lệ
36. Y Hê Y Hê
37. Thất Na Thất Na
38. A Ra Sâm Phật Ra Xá Lợi
39. Phạt Sa Phạt Sâm
40. Phật Ra Xá Da (đoạn 5)
41. Hô Lô Hô Lô Ma Ra
42. Hô Lô Hô Lô Hê Rị
43. Ta Ra Ta Ra
44. Tất Rị Tất Rị
45. Tô Rô Tô Rô
46. Bồ Đề Dạ Bồ Đề Dạ
47. Bồ Đà Dạ Bồ Đà Dạ
48. Di Đế Rị Dạ
49. Na Ra Cẩn Trì
50. Địa Rị Sắc Ni Na (đoạn 6)
51. Ba Dạ Ma Na
52. Ta Bà Ha
53. Tất Đà Dạ
54. Ta Bà Ha
55. Ma Ha Tất Đà Dạ
56. Ta Bà Ha
57. Tất Đà Du Nghệ
58. Thất Bàn Ra Dạ
59. Ta Bà Ha
60. Na Ra Cẩn Trì
61. Ta Bà Ha
62. Ma Ra Na Ra
63. Ta Bà Ha (đoạn 7)
64. Tất Ra Tăng A Mục Khê Da
65. Ta Bà Ha
66. Ta Bà Ma Ha A Tất Đà Dạ
67. Ta Bà Ha
68. Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ
69. Ta Bà Ha
70. Ba Đà Ma Yết Tất Đà Dạ
71. Ta Bà Ha (đoạn 8)
72. Na Ra Cẩn Trì Bàn Dà Ra Dạ
73. Ta Bà Ha
74. Ma Bà Lợi Thắng Yết Ra Dạ
75. Ta Bà Ha
76. Nam Mô Hắc Ra Đát na Đa Ra Dạ Da
77. Nam Mô A Rị Da
78. Bà Lô Yết Đế
79. Thước Bàn Ra Dạ
80. Ta Bà Ha (đoạn 9)
81. Án Tất Điện Đô
82. Mạn Đà Ra
83. Bạt Đà Dạ
84. Ta Bà Ha (đoạn 10)
( Lặp lại 3 lần từ câu Chú 81 đến 84 khi quý vị trì biến cuối cùng).
Hồi hướng công đức tụng Chú Đại Bi
Nam mô Quán thế âm Bồ Tát (3 lần)
Con nguyện hồi hướng công đức tụng chú đại bi này cho pháp giới chúng sanh, cho linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con trong từ vô thị kiếp đến nay và cho hết thảy chúng sanh có nhân duyên với con từ trong vô thị kiếp đến nay. Nguyện cho tất cả cùng lìa khổ được vui đồng vãng sanh tây phương cực lạc quốc.
Nam mô đại bi quan thế âm bồ tát (3 lần)
Lợi ích khi trì tụng chú đại bi
Bản thân mỗi chúng ta phải ghánh rất nhiều nghiệp lực, phải trả nghiệp từ vô lượng kiếp do sát sinh, hại vật, hại người. Oan gia trái chủ sẽ về đòi nợ, ám chướng khiến bạn làm ăn thất bát, bệnh tật hiểm nghèo, gia đình lục đục, vận đen đeo bám. Tụng chú đại bi, lạy xám hối và hồi hướng cho chúng sinh, trước sự chứng dám của chư phật mười phương, bồ tát quán thế âm oan gia trái chủ sẽ được siêu thoát họ sẽ tha thứ và không đòi nợ ta nữa.
Khi bạn trì tụng chú đại bi tổ tiên, dòng họ bạn sẽ được nhờ. Những người thân của bạn từ nhiều đời tuy đã mất nhưng còn rất nhiều người còn vướng nghiệp chướng rất nặng, việc bạn tụng chú đại bi sẽ giúp họ siêu sanh thoát khỏi khổ đau và khi phần âm yên ổn thì phần dương tự khắc cũng yên ổn, gia tiên tiền tổ được siêu thoát sẽ quay lại phù hộ độ trì cho bạn.
Thần chú đại bi có thể trị tám vạn bốn ngàn loại tật bệnh của thế gian. Ai bệnh nhẹ có thể mau chóng khỏi bệnh, ai bệnh nặng hóa nhẹ, ai bệnh nặng do nghiệp chướng quá lớn mà không qua khỏi thì có thể ra đi thanh thản, không đau đớn. Nếu chết đi bạn sẽ không bị đọa vào ba đường ác (địa ngục, súc sanh, ngã quỷ).
Thiện căn có khi sớm kết thành quả, có khi muộn. Nếu như thiện căn của mình chưa đến lúc thành thục thì bạn cần phải tiếp tục bồi đắp, làm thêm nhiều công đức nữa mới được. Và quan trọng bạn phải liên tục tăng trưởng phước đức, không nản trí khi trả hết nghiệp hưởng phước thành tựu của bạn sẽ vô cùng lớn.
Cách trì tụng chú đại bi
Để chú đại bi phát huy được thần lực bạn cần thành tâm thành ý, rất mực cung kính, tâm không vọng tưởng. Nếu còn đem lòng sinh nghi thì sẽ không đạt được thành tựu, thậm chí tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu huống hồ nghiệp nặng.
Nên nhớ đã niệm phật thì không được sanh tâm ác, ý đồ xấu...bởi vì nghiệp bạn gây ra thì bạn sẽ phải chịu, đừng cho rằng niệm phật thì phật sẽ che chở cả những việc xấu cho mình. Phật chỉ dạy cho bạn cách để tự bạn có thể tích phước tiêu nghiệp và vượt qua khổ đau mà thôi.
Điều quan trọng nhất trong mỗi lần hành trì thần chú đại bi đó là tâm hướng thiện, quán tưởng khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh, giữ gìn giới hạnh, đặc biệt là không sát sinh, không tà dâm, kiêng cữ rượu thịt, hạn chế ăn hành hẹ tỏi, mắm tôm hay những đồ tanh, nặng mùi.
Trong thời gian trì tụng phải thường xuyên tắm gội, giữ gìn thân thể sạch sẽ không nên để người có mùi hôi. Trước khi trì tụng tốt nhất nên đánh răng, súc miệng, rửa tay sạch sẽ, thay y phục.
Tuy vậy, Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều khi trì tụng đó là thành tâm và không mưu cầu việc bất thiện. Chúng ta có thể tùy duyên trì tụng nương vào hoàn cảnh, công việc của mỗi người.
Cách tụng chú đại bi tốt nhất là tụng lớn tiếng, giọng điệu trầm hùng, nhanh và liên tục bằng cách lấy hơi từ bụng ra. Lớn tiếng không có nghĩa là phải la lớn lên mà giọng đọc phải rõ ràng, không lờ mờ, trại giọng. Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh không cho phép như khi đang làm việc, đi chung xe, đi ngủ hoặc ở nơi đông người... có thể niệm thầm chỉ riêng cho mình nghe.
Vì sao nên tụng chú đại bi?
Trong một cuộc hội minh của các chư Phật, Bồ Tát, các Thần và Vương. Bồ Tát Quán Thế Âm đã bạch với đức Thế Tôn:
- Bất kỳ một sinh vật sống nào niệm và giữ Thần Chú Đại Bi nếu rơi vào ba con đường ác, tôi nguyện không đạt được giác ngộ.
- Nếu bất kỳ một người sống nào đang niệm và giữ Thần Chú Đại Bi không được tái sanh trong bất kỳ cõi Phật nào, tôi nguyện không đạt được giác ngộ.
- Nếu bất kỳ ai khi niệm và giữ Thần Chú Đại Bi không có được hạnh phúc và sự hùng biện không giới hạn, tôi nguyện không đạt được giác ngộ
- Nếu bất kỳ ai khi niệm và giữ Thần Chú Đại Bi, nếu không có được bất cứ điều gì trong cuộc sống hiện tại của mình, thì nó không thể gọi là Đà La Ni của trái tim từ bi, trừ khi nó được sử dụng bởi người không có đạo đức hay không hoàn toàn chân thành.
Tóm lại có thể hiểu, Bồ Tát với lòng từ bi sẽ giúp chúng sinh thoát khỏi kiếp nạn, khổ đau. Khi nào vẫn còn chúng sinh vẫn có khổ đau thì Bồ Tát nguyện sẽ không thành phật.
Tin liên quan
Nhân quả là gì? Luật nhân quả có thật hay không?
Hàng ngày, chúng sinh vẫn tặc lưỡi, nhắm mắt làm điều xấu miễn là có lợi cho mình vì cho rằng luật nhân quả không tồn tại, do họ thấy người làm ác không bị báo ứng. Đây là quan niệm cực kỳ sai lầm đến khi nghiệp trổ thì phải chịu đau đớn, khổ não mà không có cách nào hóa giải.
Ngũ Uẩn: Sắc Thọ Tưởng Hành Thức là gì?
Ngũ uẩn giải thích rằng con người và sự vật tồn tại không có có gì cố định, bất biến mà luôn luôn thay đổi, lưu chuyển và phụ thuộc lẫn nhau. Sự chấp thủ vào ngũ uẩn là nguyên nhân dẫn đến khổ đau.
Vô ngã là gì? Có phải vô ngã là tinh hoa của phật giáo?
Rất nhiều quan điểm cho rằng vô ngã là tinh hoa của phật giáo? Điều này có đúng hay không, áp dụng vào đời sống như thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Vô thường là gì? Có phải chết là hết không?
Để tâm được thanh tịnh, an nhiên tự tại bạn phải hiểu vô thường là gì để đạt được trạng thái buông bỏ, giải thoát và cao hơn nữa là đạt đến cảnh giới niết bàn.
Từ Bi Hỷ Xả là gì? Ý nghĩa của tứ vô lượng tâm
Từ Bi Hỷ Xả mọi người đã nghe nhiều trong đời sống cũng như trên phương tiện truyền thông nhưng phần lớn chỉ hiểu một cách sơ sài, chưa hiểu đến tầng nghĩa thâm sâu nhất.